Cẩm nang vé máy bay
Tổng Hợp Danh Sách Các Tàu Sân Bay Lớn Nhất Thế Giới Bạn Không Thể Bỏ Lỡ

Mục lục
Tàu USS Gerald R Lớp Ford (CVN-78) - Tàu sân bay lớn nhất thế giới
Hiện nay danh hiệu tàu sân bay lớn nhất thế giới thuộc về nước Mỹ với tàu USS Gerald R Lớp Ford (CVN-78). Đây cũng là tàu sân bay lớn nhất của Mỹ. Nó được đưa vào hoạt động chính thức vào tháng 5 năm 2017. Tàu sân bay Gerald R Lớp Ford (CVN-78) có hệ thống giãn nước đầy tải 100.000 tấn và sàn đáp máy bay rộng đến 78m.
Bên cạnh đó tàu bay còn được trang bị các hệ thống tự động phóng máy bay cũng như các thiết bị bắt giữ hiện đại. Chiều dài tàu sân bay lớn nhất thế giới là 337m của mình tàu USS Gerald R Lớp Ford (CVN-78) có khả năng chở được trên 4500 người và 75 chiếc máy bay.
Tàu Lớp Nimitz
Đây là cũng là một trong những tàu sân bay lớn nhất thế giới của Hải quân Mỹ. Chiếc tàu sân bay đầu tiên của lớp Nimitz được đưa vào triển khai vào tháng 5 năm 1975 và chiếc cuối cùng là USS USS George HW Bush (CVN-77) - chiếc thứ 10, được đưa vào hoạt động vào tháng 1 năm 2009. Mỗi chiếc tàu sân bay thuộc lớp Nimitz được thiết kế để có thể hoạt động trong vòng 50 năm mà chỉ cần đại tu sửa chữa một lần duy nhất.
Nimitz có hệ thống giãn nước đầy tải lên đến 97.000 tấn, chiều dài 332,8m và tốc độ có thể đạt 30 hải lý/giờ. Tàu có sức chứa 90 máy bay các loại và các loại máy bay này sẽ cất cánh dựa vào máy phóng thủy lực. Đồng thời tàu cũng có thể chở theo 3200 người (gồm 1500 lính không quân).
Tàu Lớp Queen Elizabeth
Trong các tàu sân bay lớn nhất thế giới không thể không kể đến các tàu sân bay của Hải quân Hoàng Gia Anh. Tàu Lớp Queen Elizabeth là lớp tàu chiến lớn nhất từng được đóng cho Hải quân Anh. Đây cũng là lớp tàu chiến lớn thứ hai không thuộc Mỹ, sau Nhật Bản.
Trong số 2 tàu sân bay thuộc lớp Queen Elizabeth có tàu sân bay Anh Anh HMS Queen Elizabeth (được đưa vào hoạt động tháng 12 năm 2017) và tàu HMS Prince of Wales (được đưa vào hoạt động vào năm 2020). Cả hai tàu trong lớp này đều có hệ thống giãn nước đầy tải khoảng 65.000 tấn, chiều dài 280m và để vận hành những con tàu trong lớp này chỉ cần 679 thủy thủ đoàn.
Tàu Đô đốc Kuznetsov
Vị trí tiếp theo trong danh sách các tàu sân bay lớn nhất thế giới thuộc về tàu Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga. Đây là tàu sân bay duy nhất thuộc biên chế Hải quân Nga và là một trong những con tàu tốt nhất còn đang hoạt động trên thế giới.
Đô đốc Kuznetsov dài 305m có lượng giãn nước khi đầy tải là 58.500 tấn, tốc đa 32 hải lý/giờ và có thể chứa 1960 thủy thủ đoàn (trong đó có 626 lính không quân). Khác với các tàu sân bay mỹ, Tàu Đô đốc Kuznetsov sử dụng bệ phóng kiểu nhảy cầu chứ không dùng máy phóng thủy lực. Tàu Đô đốc Kuznetsov có khả năng chở từ 30 - 40 máy bay và được trang bị các thiết bị hiện đại như tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh, tên lửa chống tàu ngầm,...
>>> Đặt vé máy bay uy tín giá rẻ tại HappyBook Travel
Tàu Liêu Ninh
Tàu sân bay phi hạt nhân Liên Ninh của Trung quốc thuộc lớp tàu Admiral Kuznetsov của Nga. Tàu sân bay này được Trung Quốc mua lại từ Ukraine với giá 20 triệu USD, sau đó được cải tạo và chính thức được đưa vào hoạt động vào tháng 9 năm 2012.
Tàu được xếp vào loại dùng để thử nghiệm, huấn luyện cho hải quân để làm quen với các hoạt động và vận hành tàu sân bay. Vì vậy tàu Liêu Ninh sẽ chở được nhiều máy bay hơn, khoảng 50 chiếc gồm cả máy bay trực thăng và máy bay cố định như tiêm kích hạm J-15 và trực thăng Z-8, Ka-31.
Tàu Sơn Đông
Tàu Sơn Đông là tàu sân bay nội địa tự đóng đầu tiên của Trung Quốc, được cải tiến dựa trên tàu sân bay Liêu Ninh của nước này. Tàu Sơn Đông được chế tạo dựa vào mẫu tàu sân bay Kuznetsov của Liên Xô. Đây là loại tàu sân bay cỡ trung từ 40.000 - 60.000 tấn, với chiều dài 300m và có thể chở được 30 - 40 máy bay phản lực cũng như trực thăng.
Bên cạnh đó, nếu như mái che của tàu Liêu Ninh được thiết kế theo hình dáng vòng cung lồi thì tàu Sơn Đông được thiết kế với mặt phẳng giúp quá trình tản nhiệt diễn ra tốt hơn. Đảo tàu cũng được thu hẹp đáng kể để tăng diện tích đậu và đỗ cho máy bay, qua đó cải thiện hệ suất cất và hạ cánh của các loại máy bay trên tàu.
Tàu INS Vikramaditya
Không thể thiếu trong danh sách các tàu sân bay lớn nhất thế giới là tàu INS Vikramaditya. Đây là tàu sân bay thuộc lớp Kiev của Hải quân Ấn Độ và được đưa vào hoạt động năm 2013.
Với hệ thống giãn nước đầy tải lên đến 45.000 tấn và chiều dài 283m, tàu INS Vikramaditya có thể mang được 16 máy bay chiến đấu Mig-29K và tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31. Đồng thời tàu cũng được trang bị hệ thống rada mảng với đa chức năng, kết hợp với máy bay trực thăng chỉ huy và hệ thống cảnh báo sớm từ trên không.
Tàu INS Vikrant
Đây là chiếc tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Ấn Độ. Tàu có hệ thống giãn nước đầy tải lên đến 42.800 tấn và có khả năng vận hành một đội không quân với 30 máy bay như máy bay chiến đấu MiG-29K, trực thăng Kamov-31,MH-60R.
Tàu sân bay được trang bị bệ phóng và có một bộ dây hãm gồm 3 dây để hãm máy bay. Tàu INS Vikrant có khoảng 2.200 khoang, được thiết kế cho thủy thủ đoàn khoảng 1.600 người, bao gồm các cabin chuyên dụng dành cho các nữ sĩ quan và thủy thủ.
Bài viết liên quan:
- Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Check In Sân Bay Tân Sơn Nhất Khi Bay Nội Địa Và Quốc Tế
- Lên Máy Bay Có Được Dùng Điện Thoại Không? Lý Do Tắt Điện Thoại Khi Đi Máy Bay
Tàu Charles De Gaulle
Đây là một trong những tàu sân bay lớn nhất trên thế giới và lớn nhất ở khu vực Tây Âu, đây cũng là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của nước Pháp. Tàu Charles De Gaulle hệ thống giãn nước đầy tải lên đến 42.800 tấn và chứa được 1.3500 thủy thủ đoàn.
Đồng thời tàu có thể chở được 40 máy bay các loại như: Trực thăng, tiêm kích hạm Rafale M, máy bay cảnh báo sớm E-C2. Bên cạnh đó tàu còn được trang bị bệ phóng máy bay thủy lực tiến tiến, hiện đại từ Mỹ thay vì sử dụng cách phóng máy bay dạng nhảy cầu.
Tàu Cavour
Không thể thiếu trong danh sách các tàu sân bay lớn nhất thế giới là tàu sân bay phi hạt nhân của Hải quan Italy. Tàu có chiều dài 244m và vận tốc tối đa là 29 hải lý/giờ. Tàu Cavour có thể chở từ 12 - 16 máy bay chiến đấu, 3 máy bay cảnh báo sớm và 4-6 chiếc máy bay trực thăng chống tàu ngầm hoặc 30 máy bay trực thăng.
Tàu có hệ thống giãn nước đầy tải lên đến 30.000 tấn và có thể chứa được 1.292 thủy thủ đoàn. Tàu sử dụng hệ thống bệ phóng máy bay dạng nhảy cầu, không sử dụng máy phóng dạng thủy lực như các tàu sân bay lớn của Mỹ.
Danh sách các tàu sân bay lớn nhất thế giới mang đến cái nhìn toàn diện về những con tàu hùng mạnh, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động quân sự và bảo vệ an ninh quốc gia. Với khả năng vận hành vượt trội và kích thước khổng lồ, các tàu sân bay này không chỉ là công cụ chiến lược mà còn là những biểu tượng về sức mạnh và công nghệ. Nếu bạn yêu thích khám phá các kỳ tích công nghệ và quân sự, đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu thêm về những tàu sân bay này với HappyBook Travel nhé.
Chủ đề khác